Những mối quan hệ yêu thương cho trẻ ý thức được sự an ủi, an toàn, tự tin và được khuyến khích; đồng thời dạy cho trẻ cách hình thành tình bạn, giao tiếp cảm xúc và đối diện với thách thức. Những mối quan hệ vững chắc và tích cực cũng giúp trẻ phát triển sự tin cậy, cảm thông, lòng trắc ẩn và nhận thức được đúng – sai.
Từ khi lọt lòng, trẻ em học cách nhận biết bản thân thông qua cách chúng được đối xử. Thông qua các tương tác hằng ngày, cha mẹ, người thân và người chăm trẻ gửi cho trẻ thông điệp: Con thật thông minh. Con thật giỏi khám phá thế giới. Con được yêu thương. Con làm ta cười. Ta thích ở bên cạnh con. Những thông điệp này hình thành lòng tự trọng ở trẻ.
Một em bé 6 tháng tuổi cười nắc nẻ khi mẹ của bé phủ một cái khăn ăn lên mặt bé, và rồi kéo khăn ra, nói: “Ú òa”. Mỗi khi mẹ bé đặt lại khăn lên bàn, em bé sẽ nói: “e, e, e” và đá chân đá tay để mẹ hiểu rằng bé thích chơi lại trò này. Mẹ chiều theo bé và tiếp tục chơi cùng đến khi bé chán. Em bé này đang khám phá rằng những mối quan hệ với người khác thật vui và hài lòng, rằng bé giỏi giao tiếp và nhu cầu, mong muốn của bé được xem trọng.
Chăm sóc đáp ứng nghĩa là cách chăm sóc phải tương ứng với những gì trẻ cần. Ví dụ, em bé 10 tháng tuổi có thể bắt đầu đá chân tay, bập bẹ và chụp đồ trong bữa ăn để chứng tỏ bé thật sự muốn nắm cái muỗng của mình. Bạn biết rằng bé chưa thể tự ăn một mình, vì vậy bạn cho bé một cái muỗng nhỏ để bé giữ trong tay khi bạn tiếp tục cho bé ăn bằng cái muỗng khác. Đây chính là chăm sóc đáp ứng vì bạn dành thời gian để nghĩ về ý nghĩa của ứng xử của bé và tìm ra cách để hỗ trợ bé.
Việc của bạn:
Trẻ em học tốt nhất khi bạn cho chúng chơi, khám phá và theo đuổi sở thích của chúng. Trẻ phát triển những kỹ năng mới khi bạn chỉ hỗ trợ vừa đủ để bé có thể vượt qua trở ngại mà không phải nản lòng quá mức. Ví dụ, nếu bạn thấy một em bé 5 tháng tuổi cố lật mình, bạn có thể giữ một đồ chơi bên cạnh bé để bé rướn thân mình tóm lấy nó.
Việc của bạn:
Những hành động như chạm, giữ, an ủi, lắc, hát và nói chuyện với bé đều truyền đi thông điệp rằng bé thật đặc biệt và được yêu thương. Chúng ta dễ trìu mến khi bé dễ thương và âu yếm, nhưng cũng rất quan trọng để nuôi dưỡng khi bé khó chịu, nhắng nhít, khóc lóc hay đau bụng. Khi bạn có thể bên cạnh con trong những thời gian khó khăn, trẻ em sẽ hiểu rằng chúng được yêu thương vì chính bản thân chúng – bất kể có như thế nào.
Việc của bạn:
Giúp con bạn cảm thấy an toàn và được đảm bảo
Việc phản hồi với tiếng khóc của con và những hình thức giao tiếp khác, ví dụ như, bế con lên khi bé huơ tay như thể muốn nói: “Lên”, từ đó bạn giúp con mình cảm thấy an toàn và được đảm bảo.
Trẻ em cảm thấy được đảm bảo khi chúng được bạn thương yêu và khi ngày ngày trải qua đều biết trước. Chính là tình yêu và sự tin tưởng bạn sẻ chia giúp con bạn biết rằng bạn luôn có bên cạnh con. Sự tin tưởng này giúp con tự tin.
Việc của bạn:
Văn hóa của trẻ là một phần quan trọng làm nên con người của bé. Mối quan hệ của bé với văn hóa giúp hình thành tính cách và lòng tự trọng một cách lành mạnh và tích cực.
Việc của bạn:
Nguồn: https://www.zerotothree.org/resources/238-birth-to-12-months-social-emotional-development
TRANG ĐANG CẬP NHẬT...