Thư viện

Phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho trẻ 12-24 tháng tuổi

Ngay từ những năm tháng đầu đời trẻ nhỏ đã bắt đầu phát triển khả năng tự nhận thức về bản thân – các em bắt đầu biết tự lập và không còn muốn phụ thuộc vào những người xung quanh. 

phat trien nang luc cam xuc xa hoi cho tre 12 den 24 thang tuoiTình yêu thương sẽ đem đến cho trẻ nhỏ cảm giác thoải mái, an toàn, tự tin và thấy mình được khuyến khích. Việc nuôi dưỡng các mối quan hệ dạy cho trẻ nhỏ bài học đầu đời về cách bắt đầu tình bạn, cách diễn tả cảm xúc của mình và đối mặt với thử thách. Sự nâng đỡ từ các mối quan hệ với bố mẹ, người lớn và bạn bè có thể giúp trẻ nhỏ hình thành sự tin tưởng, thông cảm, tình thương yêu và nhận thức về cái đúng – cái sai.

Ngay từ những năm tháng đầu đời trẻ nhỏ đã bắt đầu phát triển khả năng tự nhận thức về bản thân – các em bắt đầu biết tự lập và không còn muốn phụ thuộc vào những người xung quanh. Hiểu biết này giúp các em ý thức được rằng suy nghĩ và cảm giác của người khác có thể khác với các em. Nhận thức được điều đó, trẻ nhỏ có thể bắt đầu phát triển tình thương yêu – năng lực tự đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu được người khác cảm thấy như thế nào. Các em cũng trở nên tò mò và hứng thú hơn với các bạn cùng trang lứa, mặc dù đôi khi các em không chơi chung với bạn. Các em sẽ bắt đầu chơi với bạn sau 3 tuổi. Sau đây là ví dụ về cách các bạn trẻ chơi với nhau:

 Zachary, 18 tháng tuổi nhận ra Patrick một người bạn lớn hơn mình đang chơi đùa ở bãi biển. Em đi xung quanh với cái xẻng nhỏ của mình và chăm chú nhìn Patrick chơi đùa. Mẹ của Patrick bắt đầu hỏi: “Cháu có muốn chơi chung với bạn không?” Với sự động viên của mẹ Patrick, Zachary cũng bắt đầu đào một cài hố nhỏ bên cạnh người “bạn” mới quen. Em tiếp tục quan sát người bạn mới của mình và bắt chước. 2 em chơi cạnh nhau một lúc cho đến khi Zachary chập chững chạy ra xem những con chim hải âu.  

Những việc bạn có thể làm

Giúp đỡ các bé phát triển kỹ năng của mình

Trẻ nhỏ học tập tốt nhất khi chơi đùa, khám phá và làm những việc các em thực sự hứng thú. Bé sẽ phát triển các kỹ năng mới khi bạn giúp đỡ bé vừa đủ để các bé có thể chinh phục một số thử thách và không cảm thấy bị thất vọng vì cảm giác không hoàn thành được thử thách. Ví dụ, khi bạn thấy em bé 20 tháng tuổi của mình đang tìm cách gắn miếng gỗ vuông vào cái khuôn đúng với hình dạng của nó, bạn có thể hướng dẫn con bằng cách cầm tay bé để thử các khuôn hình dạng khác nhau – mục đích để bé thấy cách giải quyết vấn đề và sau cùng để bé gắn miếng gỗ vào cái khuôn đúng khi em tìm thấy.

Nhiệm vụ của bạn:

  • Giúp con bạn trở nên tự tin trong việc giải quyết vấn đề. Hãy cho con bạn một thời gian để hiểu vấn đề theo cách của bé – như cách làm thế nào để mang đôi ủng đi mưa vào. Khi bạn thấy con bắt đầu bối rối, hãy giúp đỡ con đến khi con hoàn thành được thử thách. Ví dụ, bạn có thể đặt giày trái và phải vào bên chân tương ứng, sau đó gợi ý cho con ngồi lên ghế để mang ủng vào.
  • Hãy tuyên dương cả quá trình, không chỉ kết quả. Mục đích là để giúp con bạn cảm thấy tự hào về nỗ lực mình đã bỏ ra chứ không phải chỉ kết quả. Khi bạn nhìn nhận nỗ lực của con, con sẽ hiểu được sự quan trọng của việc bền bỉ và luôn cố gắng. 

Giúp con học cách giải quyết tranh chấp bằng một cách văn mình lịch sự

Bạn chắc chắn đã nhận thấy rằng trẻ em luôn muốn có cái mà các em muốn ngay lập tức. Các em không giỏi trong việc kiềm chế bản thân – đặc biệt là trong việc chờ đợi và sẽ là một khoảng thời gian rất khó khăn cho các em trong việc tự ngăn mình khỏi ý muốn đó. Điều này đồng nghĩa với chuyện tuân theo kỷ luật là một việc khó khăn với các em.

Nhiệm vụ của bạn

  • Giúp đỡ trẻ chơi chung trong một nhóm. Hãy chỉ cho các em cách chia sẻ. Bạn có thể đặt đồng hồ báo thức để các em thấy được các em phải chờ bao lâu để tới lượt mình. Trẻ quen với sự nuông chiều sẽ gặp khó khăn với việc chờ đợi. Hãy giúp các em làm một việc khác trong thời gian đó.
  • Chơi những trò chơi theo lượt. Phát bóng, chuyền bóng trong vòng tròn, hoặc chơi cùng nhau trên nước hoặc trên cát. Những hoạt động như thế sẽ giúp trẻ em thực hành việc chia sẻ.
  • Phân tán sự tập trung của trẻ nhỏ (“Hãy nhìn xem, có một chiếc xe chở rác bên ngoài cửa sổ”), hoặc hướng sự tập trung của các em vào một chuyện khác (“Bây giờ chúng ta sẽ chơi trò nặn đất. Có bạn nào muốn chơi không?) để làm giảm và tránh mâu thuẫn. Trẻ nhỏ vẫn chưa sẵn sàng để giải quyết mâu thuẫn qua tranh luận.

Giúp các con của bạn cảm thấy an toàn.

Thế giới là điều gì đó khiến trẻ trở nên nhút nhát và khó đoán. Khi các em bắt đầu tập đi, các em có thể thấy mình ở một nơi lạ và chưa hề đặt chân tới (mặc dù nơi đó vẫn ở trong nhà hoặc trong sân vườn). Các em có thể với tới được những thứ các em chưa từng cầm trước đây (điều có thể làm các em lo lắng). Các em có thể ngã nhiều hơn trước khi các em có thể thuần thục việc giữ thăng bằng và có sự phối hợp nhịp nhàng khi đi lại. Bạn có thể giúp con cảm thấy an toàn hơn khi khuyến khích con khám phá một cách từ từ, cho con sự nâng đỡ và làm yên lòng khi con cần đến. Bạn cũng có thể giúp con cảm thấy an toàn khi tập cho con làm quen với những đoạn đường và làm những việc quen thuộc trong trật tự.   

Nhiệm vụ của bạn:

  • Hãy làm căn nhà trở nên an toàn đối với trẻ nhỏ. Hãy quan sát khi các em đang di chuyển ra xa bạn, quay lại nhìn như để kiểm tra, sau đó tiếp tục cuộc phiêu lưu của các em. Khi các em cảm thấy đang ở quá xa hoặc gặp phải thứ gì đáng sợ (như tiếng kêu phát ra từ máy cắt cỏ ở bên ngoài), các em sẽ quay trở lại về phía bạn để cảm thấy yên tâm. Khi bạn hỗ trợ cho sự tò mò khám phá ở con trẻ, bạn đang giúp con học, lớn khôn và phát triển sự tự tin ở con.
  • Hãy tạo ra thói quen. Biết trước những gì có thể chờ đợi mình giúp cho trẻ nhỏ cảm thấy an toàn, tự tin, và có khả năng kiểm soát được thế giới của mình. Hãy cố gắng làm những việc hằng ngày theo thói quen và một trật tự nhất định vào thời gian nhất định trong ngày, và cho các em tín hiệu khi sự chuyển đổi đến. Việc này giúp các em có thể dự báo, chuẩn bị và thích ứng với sự thay đổi mỗi ngày. Ví dụ, bạn có thể nói với con “Sau bữa trưa, chúng ta sẽ ngồi lên ghế đá và đọc truyện. Sau đó mẹ sẽ bật nhạc nhẹ và con sẽ ngủ trưa trong nôi nhé.”

Tìm cách đưa văn hóa gia đình vào thói quen hằng ngày của trẻ

Văn hóa của trẻ là một phần rất quan trọng trong việc định nghĩa em là ai. Mối liên kết trẻ có với nền văn hóa sẽ định hình nên cá tính và lòng tự trọng của các em theo hướng tích cực.

Nhiệm vụ của bạn:

  • Dạy cho con những từ quen thuộc – từ dùng để chỉ những người quan trọng trong gia đình (mẹ, bố, ông bà ngoại, ông bà nội,…) và vật (bình sữa, khăn, núm vú…)
  • Chọn sách và nhạc có thể phản ánh văn hóa của gia đình bạn. Những thứ có sẵn trong danh sách của bạn có thể nhanh chóng trở thành những phần quen thuộc và đáng yêu trong thói quen hằng ngày của trẻ - giờ lên giường, giờ đi tắm, hoặc thời gian ở trên xe ô tô.

Nguồn:https://www.zerotothree.org/resources/240-12-24-months-social-emotional-development