Thư viện

Khủng hoảng tuổi mẫu giáo - Tại sao trẻ cần vui chơi ở trường (Phần 2)

Giáo dục Mầm non đã thay đổi 

Lớp học mầm non truyền thống mà chúng ta nhớ được là lớp học với nhiều không gian và thời gian cho những hoạt động vui chơi và khám phá không có tổ chức hay cấu trúc, là âm nhạc và nghệ thuật, thực hành các kỹ năng xã hội, và học để yêu việc học. Những lớp học như thế này đang dần mất đi. Kết quả của ba nghiên cứu mới được hỗ trợ bởi Liên minh cho Tuổi thơ và được mô tả trong báo cáo này. Những nghiên cứu này cho rằng thời gian để vui chơi trong những trường mầm non công lập đang trở nên ngày càng ít và gần biến mất. Thời gian vui chơi đang bị thay thế bởi những bài giảng dài và chuẩn bị cho những bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Những nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ U.C.L.A., Long Island University, và Sarah Lawrence ở New York. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng

  • Vào một ngày thường nhật, các em nhỏ mẫu giáo ở Los Angeles và New York dành thời gian cho việc học đọc và toán (hai đến ba giờ một ngày) gấp năm đến sáu lần so với thời gian rảnh để vui chơi (khoảng 30 phút).
  • Những vật dụng để vui chơi như các khối gỗ, các bàn có cát và nước, và đồ dùng để đóng kịch dần mất đi trong các lớp học ở 268 trường mẫu giáo trong nghiên cứu.
  • Ở nhiều lớp học mẫu giáo còn không có thời gian nào để vui chơi. Các giáo viên bảo rằng chương trình học không có hoạt động vui chơi, và những người quản lí trường không trân trọng giá trị của hoạt động vui chơi.

Trẻ mẫu giáo ngày nay phải chịu những áp lực không đáng có, bao gồm những tiêu chuẩn học thuật đáng lẽ ra chỉ được áp dụng khi học lớp một. Cùng lúc đó, chúng lại bị tước đi lợi ích của việc chơi đùa – một trong những phương pháp chính để giải tỏa áp lực. Nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực nhân đôi này làm tăng sự giận dữ và tính hung hăng của trẻ, phản ánh trong những báo cáo về hành vi bạo lực gia tăng. Với tình trạng bệnh tâm lí ở trẻ ngày càng phổ biến, những hoạt động trong giao dục sớm để cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần và để không làm bệnh tình xấu đi là rất cần thiết.

Các kỳ thi mang tính quyết định và chuẩn bị cho các kỳ thi đó trong trường mẫu giáo đang ngày càng phổ biến vì thực tế đòi hỏi các trường học phải ra quyết định về việc tăng cường, giữ, và sắp xếp học sinh vào các chương trình năng khiếu hoặc các lớp học giáo dục đặc biệt dựa trên điểm số các bài kiểm tra. Tuy nhiên, tương đối ít các bài kiểm tra của trường mầm non đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và có giá trị. Khi sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn trẻ dưới 8 tuổi để ra các quyết định quan trọng về việc giáo dục trẻ thì việc kiểm tra mang tính tiêu chuẩn này mâu thuẫn với những tiêu chuẩn nghề nghiệp của bất kỳ đơn vị tổ chức các kỳ thi này. Các đánh giá thông qua quan sát nên được sử dụng. Các dữ liệu cho thấy giáo viên mầm non đang dành khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày để luyện những bài kiểm tra cho học sinh. Kết quả này gây nghi ngờ đối với lập luận cho rằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn tốn ít thời gian hơn và do vậy sẽ hiệu quả hơn.

Hậu quả lâu dài của sự mất dần hoạt động vui chơi

Chín nghiên cứu và phân tích mà báo cáo này tham khảo thông tin có cùng một kết luận: hệ thống giáo dục mầm non, một hệ thống tồn tại lâu đời và được yêu mến của văn hóa Mỹ, đang gặp khủng hoảng. Nếu không nhận biết được vấn đề tồn tại và cách giải quyết chúng, thì cuộc khủng hoảng này có thể lan rộng ra hệ thống dự bị cấp 1 và kể cả cách giáo dục cho trẻ từ sơ sinh đến ba tuổi.

Hậu quả của những sự thay đổi lớn trong giáo dục sớm vượt quá giới hạn khuôn khổ trường học. Cho đến gần đây thì chỉ mới một số ít người bàn luận đến những ảnh hưởng dài hạn của sự biến mất dần các hoạt động vui chơi dành cho trẻ. Giờ đây, trong khi những chính trị gia và các nhà làm chính sách kêu gọi tăng thêm các bài kiểm tra, tính đáng tin cậy, và tăng thêm hàm lượng học thuật trong các lớp học mầm non, thì những nhà lãnh đạo trong các tổ chức giáo dục lớn lại cho rằng sự sáng tạo và hoạt động vui chơi mới là tương lai của nền kinh tế Mỹ.

Daniel Pink, tác giả của cuốn sách A Whole New Mind (Một tâm trí hoàn toàn mới), viết về “nền kinh tế tưởng tượng/sáng tạo” cho rằng “chúng ta có thể làm việc gì đó, việc gì rất khó để có thể được tự động hóa và việc đó dựa trên nhu cầu ngày càng cao cho những thứ phi vật chất. Đó là các câu chuyện, thông điệp, các thiết kế cần đến sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Chúng ta thường liên hệ những thứ đó với bán cầu não phải, với khả năng nghệ thuật, vị tha và vui vẻ.” Làm sao chúng ta có thể mong đợi những đứa trẻ của mình có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế sáng tạo nếu chúng ta không cho chúng cơ hội được chơi đùa và nuôi dưỡng sự sáng tạo khi còn học mầm non?

Chúng ta nhận ra rằng chỉ việc khôi phục lại hoạt động vui chơi trong giáo dục sớm không thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc giúp đỡ trẻ phát triển được hoàn toàn tiềm năng của mình - đặc biệt là trẻ với các nhu cầu đặc biệt hoặc sống trong hoàn cảnh thiếu thốn và học trong các ngôi trường thiếu điều kiện, cũng như những trẻ đang học tiếng Anh. Chúng ta cũng không chỉ đơn giản là kêu gọi mọi người hãy áp dụng kiểu dạy mầm non của ngày xưa. Giờ đây chúng ta hiểu rằng để trẻ trở thành những người học chủ động thì chúng cần phải tham gia những hoạt động đầy trải nghiệm. Giáo viên cần phải hiểu rằng sự kết hợp hoạt động cui chơi của trẻ với việc học tập trải nghiệm và màu sắc sẽ đem lại lợi ích dài lâu mà giáo dục kiểu mô phạm và chạy theo những bài kiểm tra tiêu chuẩn không thể làm được.

Phấn đấu cho sự cân bằng

Trong một trường mẫu giáo cân bằng, chơi đùa không có nghĩa là “thả tự do cho bất cứ điều gì.” Nó không thể chuyển thành sự hỗn loạn. Chơi đùa cũng không thể nào được tổ chức quá chặt chẽ bởi người lớn vì như vậy sẽ làm trẻ gò bó và không học được thông qua việc chúng tự phát kiến và khám phá. Trẻ ở trường mẫu giáo cần có một sự cân bằng trong chơi đùa do chúng tự khởi xướng với sự tham gia của các giáo viên tận tâm và cần tập trung hơn vào việc học thông qua trải nghiệm.

Nhà nghiên cứu giáo dục sớm Elena Bodrova và Deborah Leong đã mô tả vấn đề liên quan đến cách tiếp cận một chiều trong tạp chí Educational Leadership số ra tháng 9/2005 như sau:

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng cả lớp học cực kỳ hỗn loạn và lớp học cực kỳ có tổ chức đều không tốt cho sự phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân và các kỹ năng khác của trẻ. Các lớp học cho trẻ chuyển tự hoạt động này sang hoạt động khác sẽ hỗ trợ phát triển khả năng phản ứng của trẻ. Tuy nhiên, hướng dẫn tập trung cho cả nhóm thì trẻ thường sẽ trở thành quá vâng lời cô.

Chúng tôi kêu gọi những người làm giáo dục, những tổ chức ngành nghề, và những người làm chính sách sẽ phát triển hai phương pháp chính trong chuỗi các phương pháp giáo dục ở trường mầm non (như minh họa dưới đây): 

khung hoang tuoi mau giao

Những chính sách hiện tại và các hoạt động và chương trình quy định bởi chính phủ (chẳng hạn như các chương trình Không có Trẻ nào bị bỏ lại và Đọc Trước tiên) đã làm chậm việc tạo ra cân bằng trong giáo dục mầm non như mô tả ở trên. Những chương trình có ý định tốt nhưng lại phạm các lỗi cơ bản này dựa trên phương pháp dạy mô phạm và cứng nhắc – đặc biệt khi dạy cho những trẻ đến từ các gia đình nghèo. Thực sự, nhiều cách tiếp cận trong giáo dục mầm non dựa trên những giả thuyết và nhận định không có cơ sở về điều gì là tốt nhất cho trẻ và trường mầm non.

“Vấn đề không phải là chính trị mà là tư tưởng,” Lilian Katz, giáo đốc điều hành ERIC Clearinghouse on Elementary and Early Childhood Education trong 30 năm, đã nói rằng “Hệ tư tưởng được hình thành bởi niềm tin mà niềm tin này lấp đầy khoảng không không có sự hiện diện của dữ liệu nào cả. Chiến lược tốt nhất của chúng ta trong những trường hợp này là làm cho moi người tiếp cận được ý tưởng và dự liệu để có những nhận định đúng.”

Có quá nhiều trường học tạo áp lực gấp đôi cho trẻ. Trẻ bị áp lực vì bị yêu cầu phải học những thứ quá tầm phát triển của trẻ. Và trẻ bị lấy đi cơ hội được giải tỏa áp lực thông qua chơi đùa. 

Nếu chúng ta mong muốn những điều tốt nhất cho trẻ và có thể phát triển toàn diện những người làm giáo dục sớm, chúng ta phải phá bỏ cách tiếp cận tư tưởng trong dạy trẻ, xem xét toàn bộ các dẫn chứng về nghiên cứu và thực hành trong những thập kỷ trở lại đây – không chỉ là kết quả của một vài bài kiểm tra – và khởi động việc đánh giá toàn diện các chính sách và cách thực hiện trong giáo dục mầm non.

Tạo ra một trường mẫu giáo tươi vui

Khi trẻ em được trao cơ hội khởi xướng trò chơi và học hỏi khám phá, chúng trở nên có kỹ năng trong việc tự học và tự kiểm soát bản thân. Vai trò của người giáo viên trong việc hỗ trợ là cần thiết và quan trọng hơn là những phương pháp dạy học mô phạm. Người giáo viên cần hòa chung với các trò chơi của trẻ và sử dụng chúng làm vật liệu phát triển phương pháp dạy, tạo ra những nội dung và chất liệu mới đề kích thích sự hoạt động của não trẻ. Người giáo việc cũng cần phải biết nhu cầu của từng đứa và giúp đỡ chúng vượt qua những thách thức của cuộc sống mà những thách thức này có thể cản trở việc học. Phương pháp dựa trên vui chơi kêu gọi người giáo viên phải biết rõ từng đứa trẻ và cá nhân hóa phương pháp dạy để phù hợp với từng em. Đây là khía cạnh nghệ thuật của mô hình giáo dục một cho tất cả.

Những người làm giáo dục đầu đời nhận ra rằng trẻ mầm non là những người học “mới” về toán, đọc viết và những lĩnh vực khác. Bộ hướng dẫn soạn bởi Bank Street College of Education giải thích rằng những người mới học đọc thường biết một vài mặt chữ và từ nhưng có thể nhận ra chúng trong một số hoàn cảnh này mà không nhận ra trong các hoàn cảnh khác. Những người học này nhận ra những dòng nguệch ngoạc trên một trang giấy có ý nghĩa gì đó cho dù họ không biết nghĩa đó là gì. Xây dựng một cầu nối giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Tuy nhiên, cầu nối phải được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc về ngôn ngữ nói và tư duy sáng tạo, mà những khả năng này được phát triển thông qua hoạt động vui chơi.

Giáo viên và phụ huynh có thể an tâm nghĩ đến những năm lớp hai và lớp ba của con khi đó trẻ trở thành những người đọc thành thạo. Đừng kỳ vọng tất cả trẻ mầm non có thể đọc được độc lập trong trường mẫu giáo. Nhìn xa mà không áp đặt và kỳ vọng có nghĩa là cho trẻ làm quen với sách, với chữ cái và những yếu tố khác trong ngôn ngữ theo cách vui tươi. Không nên tạo gánh nặng cho trẻ qua việc luyện tập thi cử căng thẳng hàng giờ cho các bài kiểm tra mà chưa chắc những bài kiểm tra này đã có các tiêu chuẩn phù hợp.

Giáo viên mầm non giỏi đảm bảo rằng lớp học của họ hỗ trợ nhiều hình thức vui chơi khác nhau, bao gồm cả những trò chơi vận động nhiều hoặc ít, chơi vận dụng trí sáng tạo, chơi các trò chơi dùng nhiều sức (như đuổi bắt nhau, chiến đấu chẳng hạn), và chơi dựa vào quy luật. Mỗi hình thức vui chơi này phát triển những khả năng quan trọng của trẻ. Trường mầm non nên hỗ trợ tất cả những hoạt động này.

Một thử thách trong đào tạo giáo viên cho các trường mầm non tập trung vào hoạt động vui chơi là chính bản thân giáo viên trẻ lại không được trải nghiệm cách giáo dục này khi họ còn nhỏ. Thời gian rảnh họ dành cho các thiết bị điện tử và các hoạt động có tổ chức khác. Chính bản thân họ sẽ cần phải trải nghiệm hoạt động vui chơi để thấy được vai trò của nò trong giáo dục sớm. Những bậc cha mẹ trẻ cũng gặp vấn đề tương tự. Một nhiệm vụ chính nhưng khá hiệu quả là giúp phụ huynh và giáo viên cảm nhận được tinh thần của hoạt động vui chơi.

Sức mạnh của hoạt động vui chơi chính là động cơ của việc học tập trong giáo dục sớm và là động lực quan trọng cho sự phát triển về thể chất, cảm xúc và về mặt xã hội của trẻ. Trẻ trong các trường học dựa vào hoạt động vui chơi thường có thuận lợi nhiều hơn so với những trẻ ở các trường khác: chúng sẽ tốt hoặc tốt hơn trong khả năng đọc đọc và những kỹ năng trí hóc khác, và chúng có xu hướng trở thành những người khỏe mạnh và thích ứng tốt.

Mỗi đứa trẻ xứng đáng có cơ hội phát triển và học tập trong một ngôi trường dựa vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giúp trẻ trải nghiệm. Vui chơi thực sự hiệu quả.

(còn tiếp)

Tác giả: Edward Miller và Joan Almon
Nguồn: Crisis in the Kindergarten - Why Children Need to Play in School 

Tham