Thư viện

Khủng hoảng tuổi mẫu giáo - Tại sao trẻ cần vui chơi ở trường (Phần cuối)

Những gợi ý để xây dựng trường mầm non hiệu quả vả khỏe mạnh

Để xây dựng trường mầm non hiệu quả và khỏe mạnh, những nhà làm chính sách, nhà giáo dục, các chuyên gia sức khỏe, nhà nghiên cứu, và ác bậc phụ huynh phải hành động:

1. Khôi phục lại vai trò của hoạt động vui chơi khởi phát bởi trẻ và học tập trải nghiệm với sự hỗ trợ chủ động của giáo viên

  • Dành thời gian và không gian cho việc vui chơi mỗi ngày tại trường, kể cả ngoài trời và trong nhà.
  • Tạo không gian cho tất cả các hình thức vui chơi có thể giúp trẻ phát triển, chẳng hạn như chơi đóng vai, hoạt động vui chơi phát triển xúc giác, ngôn ngữ, lắp ghép, vận động, và vui chơi để sở hữu một kỹ năng nào đó (mastery play).
  • Tạo không gian đối thoại cho phụ huynh và người làm giáo dục về vai trò của hoạt động vui chơi và học tập trải nghiệm trong trường mầm non, từ đó họ có thể tác động đến ban quản trị của trường và các nhà làm chính sách.

2. Đánh giá lại các tiêu chuẩn của trường mầm non để đảm bảo rằng những hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ được thực hiện, và những hoạt động không phù hợp bị loại bỏ

  • Thay thế tiêu chuẩn “một phù hợp cho tất cả” bằng các hướng dẫn linh hoạt dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển nhận thức, xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạo của trẻ.
  • Nhận thức sự khác biệt giữa trẻ mầm non – những người chỉ mới làm quen với việc đọc và những trẻ lớp một – những người bắt đầu học đọc. Nhận thức được sự khác biệt và tương đồng trong cách trẻ học toán, khoa học, và các môn khác. Đừng kỳ vọng trẻ phải đạt được những mục tiêu học tập đáng lẽ chỉ dành cho các em lớp một.
  • Thay đổi những thực hành không phù hợp cho sự phát triển của trẻ mà những thực hành này có thể làm cho việc gán ghép những hành vi bình thường của trẻ là những hành vi không ngoan, thiếu tập trung hoặc là khuyết tật khả năng học.
  • Loại bỏ những hoạt động có mục đích giữ trẻ lại trường vì trẻ không có khả năng đạt những tiêu chuẩn khắt khe hoặc không qua một bài kiểm tra nào đó.

3. Chấm dứt việc sử dụng không phù hợp những bài kiểm tra tiêu chuẩn tại trường mầm non, mà những bài kiểm tra này lại có những lỗi nghiêm trọng đặc biệt khi thực hiện ở những trẻ dưới 8 tuổi.

  • Sử dụng những phương pháp khác đẻ đánh giá ở trường mầm non, chẳng hạn như quan sát của giáo viên và đánh giá của giáo việc đối với công việc/việc làm/tác phẩm của trẻ. Đào tạo giáo viên sử dụng những phương pháp thay thế này và giúp họ nhận thức được những hạn chế và rủi ro khi sử dụng những bài kiểm tra tiêu chuẩn.
  • Đừng chỉ dựa trên những điểm số các bài kiểm tra tiêu chuẩn để ra quyết định quan trọng về trẻ, giáo viên và trường của chúng.

4. Mở rộng các vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu tác động dài hạn của các hoạt động hiện tại của giáo dục sớm và giáo dục mầm non lên sự phát triển của trẻ đến từ các hoàn cảnh khác nhau

  • Đánh giá các hoạt động hiện tại của trường mầm non dựa trên các phương pháp định tính và định lượng. Những nghiên cứu này giúp đánh giá sức khỏe của trẻ, sự phát triển về nhận thức, xã hội, cảm xúc và thể chất của trẻ ít nhất là đến khi trẻ học lớp bốn.
  • Thực hiện lại nghiên cứu định lượng được trình bày trong chương 2 của báo cáo này trên một mẫu mang tính đại diện hơn bao gồm các giáo viên ở nhiều khu vực khác nhau để có được bức tranh toàn cảnh về các trường mẫu giáo hiện tại.
  • Nghiên cứu mối quan hệ giữa những hoạt động không phù hợp cho sự phát triển của trẻ và những cản trở trong việc phát triển về mặt hành vi và tâm lí của trẻ, cũng như những vấn đề về sức khỏe của trẻ.

5. Đào tạo kỹ lưỡng và bài bản cho giáo viên mầm non về sự phát triển toàn diện của trẻ và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi, nuôi dưỡi tình yêu của trẻ trong việc học, và tăng cường năng lực của giáo viên qua việc phát triển sự sáng tạo, tính chủ động, và chính trực của họ.

  • Trong các chương trình đào tạo về giáo dục sớm, thiết kế những môn học bắt buộc về sự phát triển của trẻ và cách sử dụng hoạt động vui chơi.
  • Tư vấn và hỗ trợ giáo viên phát triển bản thân và khiến giáo viên cảm thấy sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đặc biệt với trẻ có ít cơ hội được vui chơi sáng tạo hoặc với những trẻ chưa có khả năng tự kiểm soát bản thân.
  • Hỗ trợ giáo viên truyền thông với phụ huynh về tầm quan trọng của vui chơi và cách thức hỗ trợ vui chơi tại nhà và ở cộng đồng.

6. Sử dụng cuộc khủng hoảng này để đánh thức các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm và tạo ra sự chuyển biến mang tầm quốc gia về vai trò của vui chơi tại trường học và cộng đồng.

  • Làm việc với các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau, các vùng miền khác nhau, và các nhóm lợi ích để ủng hộ cho hoạt động vui chơi trong trường, trong các chương trình ngoại khóa, công viên và khu vui chơi, khu dân cư và thành phố.
  • Ra những chính sách về hoạt động vui chơi ở cấp địa phương, bang, và quốc gia. Những chính sách này công nhận tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ở tất cả các độ tuổi khác nhau – bao gồm cách hoạt động vui chơi tăng cường sự phát triển thể chất, xã hội, cảm xúc và nhận thức.
  • Giải quyết những cản trở đối với các hoạt động vui chơi như khu dân cư không an toàn, quá nhiều hoạt động cho trẻ, dành thời gian quá nhiều cho các thiết bị điện tử, và phương pháp giáo dục nhấn mạnh vào kỹ năng, bài tạp về nhà trong khi không quan tâm đến vai trò của sự sáng tạo, trí tưởng tượng, và hạnh phúc của trẻ.

Tác giả: Edward Miller và Joan Almon
Nguồn: Crisis in the Kindergarten - Why Children Need to Play in School

Tham khảo thêm