Tìm hiểu xem những người hỗ trợ, những bình luận viên nói gì về chương trình trẻ trung, độc đáo, ủng hộ cho cách học sáng tạo và đi đôi với thực hành này nhé!
Chuyện là trước lễ Phục sinh, tại trường Waldorf, mỗi học sinh lớp 5 ngồi ở một cái bàn bằng gỗ trong lớp học với một quả trứng để trang trí. Những tủ gỗ thông có nhiều hộc của lớp học được phủ đầy len màu xanh, màu hồng, màu đỏ, và các loại vải sợi khác cho các dự án đan và khâu vá. Có các biểu tượng Celtic trên bảng đen và rèm vải thủ công viền trên cửa sổ. Học sinh đang dùng nến đốt nóng bút sáp cũ để trang trí trứng của mình. Sau đó, họ sẽ nhúng chúng vào bát chứa đầy thuốc nhuộm tự nhiên.
Với trường Waldorf, khung cảnh này không phải điều gì bất thường. Điều này chỉ nhằm động viên sự sáng tạo và học tập chủ động của các em học sinh. Ngày nào cũng vậy, chúng ta có thể bắt gặp cảnh học sinh lái xe đạp 1 bánh quanh sân, hát vào máy ghi âm, hoặc tập một màn kịch thời Phục Hưng mà học đã tự viết và sản xuất.
Khi triết gia người Áo - Rudolf Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên dành cho con em của công nhân nhà máy thuốc lá vào năm 1919, châu Âu đang gây dựng lại sau chiến tranh Thế giới thứ I và đã sẵn sàng để đón nhận một mô hình giáo dục mới, một cách hoàn toàn khác ở thời điểm đó. Đến nay, mô hình này vẫn còn độc đáo khi so sánh với các trường truyền thống của Mỹ.
Rudolf Steiner tin rằng tất cả con người đều có khả năng để tự hoàn thiện, phát triển tâm hồn, và năng lực để thay đổi thế giới xung quanh họ. Trường Waldorf đã dựa vào triết lý học tập sáng tạo và thực tế, thực hành là cách tốt nhất để thúc đẩy việc học tập và trẻ em được giới thiệu về các bài học thông qua âm nhạc, nghệ thuật trực quan, múa, viết, và tưởng tượng. Những câu chuyện về thần thoại cổ điển, dân gian và cổ tích; văn hóa, tôn giáo và hình ảnh - từ đức Phật đến thiên thần - đều rất phổ biến trong các lớp học Waldorf.
Thay vì dạy các kỹ năng cụ thể như đọc sách, Waldorf khuyến khích học sinh tô hoặc vẽ chữ cho đến khi họ học được cách nhận biết và viết thành chữ. Cách Waldorf tiếp cận việc đọc khác biệt đáng kể với cách dạy trong trường học Mỹ chính quy. Học sinh không tập trung vào cách thức đọc truyền thống cho đến lớp ba. Thay vào đó, họ dành thời gian lắng nghe những câu chuyện và nhận biết âm thanh ở các lớp nhỏ hơn.
Thông qua nghệ thuật sáng tạo, chẳng hạn như dệt và làm mộc, sinh viên còn được học các kỹ năng số học cơ bản như đếm, hình học, và phân số. Các em tìm hiểu về khoa học, động vật học, và sinh học bằng việc tự làm ra động vật và búp bê từ quả thông, đá, và các nguyên liệu khác mà họ tìm thấy bên ngoài. Không chỉ có các lớp học ngoài trời được áp dụng ở một số trường Waldorf, học sinh còn được khuyến khích lội bùn và chơi trong mưa.
Trong các lớp lớn hơn, học sinh cũng học thông qua cách kể chuyện, thực hành các dự án nghệ thuật, và sách giáo khoa họ tự viết. Dù vậy một số trường vẫn sử dụng sách giáo khoa cho môn toán và ngoại ngữ. Các lớp học đều cấm sử dụng công nghệ.
Bởi vì cách giáo dục Waldorf rất khác so với học truyền thống, nên một câu hỏi được đặt ra là liệu trường Waldorf có phải là lựa chọn đúng, không chỉ cho con bạn, mà cho toàn bộ gia đình của bạn. Trường Waldorf thu hút các bậc cha mẹ ở khá nhiều điểm - và một số khía cạnh khác khiến họ dừng lại.
Nhiều bậc cha mẹ lần đầu đến thăm trường Waldorf bị thu hút bởi cách tiếp cận độc đáo của Waldorf với: nhịp sống cổ điển, sự phong phú của đồ vật thủ công mỹ nghệ, ít đồ công nghệ, nhiều hoạt động giáo dục ngoài trời, và bồi dưỡng cách học thực hành. Thay vì bảng trắng, bạn sẽ thấy bảng đen cũ. Học sinh tìm hiểu về lịch sử và thần thoại thông qua các hình ảnh và các đối tượng họ tự tạo ra. Nếu con của bạn có tính sáng tạo, có rất nhiều cơ hội để bé vẽ, đan, hoặc may vá. Chương trình giảng dạy lấy Âm nhạc làm cốt lõi; bạn sẽ hầu như sẽ tìm thấy các dụng cụ âm nhạc trong mọi lớp học. Các diễn viên kịch mầm non có thể viết và diễn trong các vở kịch của riêng mình.
Mặt khác, nếu bạn đang tìm kiếm một lớp học công nghệ cao để chuẩn bị cho trẻ bước vào một thế giới vội vã, chắc hẳn Waldorf không phù hợp với bạn rồi. Chương trình tuyển sinh tại các trường Waldorf có các chính sách truyền thông nghiêm ngặt mà các phụ huynh và học sinh phải ký xác nhận, hạn chế để trẻ em truy cập vào truyền hình, máy vi tính, máy nghe nhạc iPod, iPad, trò chơi video, và các thiết bị điện tử có thể làm trẻ mất tập trung.
Tại các trường Waldorf, việc học sinh sử dụng các phương tiện truyền thông, điện tử hàng ngày bị cấm cho đến lớp 5. Bắt đầu từ năm lớp 6 và với sự giám sát của cha mẹ, Waldorf sẽ cho phép học sinh xem truyền hình và phim ảnh với thời lượng hạn chế. Một số trường cho phép học sinh lớp 6 mang theo điện thoại di động miễn là học sinh không để trong ba lô trong giờ học, nhưng việc sử dụng Internet và trò chơi video vẫn được khuyến khích. Cũng không phải đến tận trung học mà hầu hết các trường Waldorf đều cho phép học sinh có thể sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử, kể cả Internet và truyền thông xã hội một cách hạn chế.
Đồng thời, trường Waldorf có thể không phù hợp nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn với cách học truyền thống hướng đến đọc, viết và số học. Nó cũng có thể không là lựa chọn đúng nếu bạn ngại rằng con bạn sẽ bị tụt hậu nếu bé không nắm được kiến thức căn bản trong vài năm học đầu tiên trường.
Cuối cùng, trong khi Waldorf khuyến khích trẻ em đi lang thang và chơi bên ngoài, có thể không có nhiều cơ hội để tổ chức đội nhóm cạnh tranh với nhau. Nếu con bạn thích cạnh tranh, bé có thể không tìm dược điều đó ở đây.
Tác phẩm nghệ thuật ở khắp mọi nơi: Tranh, phấn màu, bút và các bản phác thảo bằng bút mực… mà bạn sẽ đặt tên cho nó. Các dãy tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh của học sinh trên các bức tường của trường học, chưa kể đến trong vở của học sinh.
Lớp học “không kết nối”: không có máy tính, máy nghe nhạc iPod hoặc iPad, video, máy tính bỏ túi, hay đĩa CD trong các lớp nhỏ. Việc hạn chế sử dụng công nghệ được cho phép trong trường trung học.
Không điểm số hoặc các bài kiểm tra tiêu chuẩn trong những năm học đầu: Trong thực tế, tại các trường Waldorf, học sinh không được biết về các bài kiểm tra tiêu chuẩn cho đến lớp tám.
Ký sự từ bài học hàng ngày thay thế sách giáo khoa: Học sinh tự tay ghi chép bài học từ các giáo viên của họ mỗi ngày. Các quyển ký sự có thể có tác phẩm nghệ thuật, các bài toán, và bài học lịch sử,... tất cả được viết và vẽ bằng tay.
Cùng một giáo viên dạy trong nhiều năm: Truyền thống “lặp lại” của Waldorf có nghĩa là một giáo viên dạy một lớp tám năm liên tục. Mục đích là để thúc đẩy mối liên kết giữa học sinh và giáo viên.
Kể chuyện, nấu ăn, và làm vườn trong các lớp nhỏ: dụng cụ nấu ăn được tìm thấy dễ dàng trong lớp học, bao gồm dao, thớt, hoặc nồi nấu súp.
Một hoặc hai bài học ngoài trời: Học sinh tìm hiểu về khoa học bằng cách sử dụng các giác quan và tính tò mò để tương tác và quan sát thực vật, động vật, và những thứ khác mà họ có thể tìm thấy ngoài trời.
Phòng học không có tường, đôi khi không có đồ nội thất: nền giáo dục Waldorf đã được thích nghi với chương trình trường như ở nhà cùng các chương trình cộng đồng chứ không chú trọng về cơ sở vật chất. Trong một số phòng học, đặc biệt là mẫu giáo, trẻ còn không cần đến bàn.
Hạn chế tiếp cận với truyền hình và trò chơi video kích thích sự tò mò của trẻ em. Những người ủng hộ cho rằng không có TV hoặc máy tính, trẻ em xây dựng một thói quen đọc và viết trong thời gian rảnh rỗi. Các nghiên cứu ủng hộ tuyên bố rằng viết bằng tay khuyến khích người trưởng thành nhận ra chữ viết nhanh hơn so với việc gõ chữ bằng bàn phím.
Trẻ em được coi như từng cá thể và chương trình giảng dạy được thiết kế theo phong cách học tập của riêng họ. Học sinh được khuyến khích từ cạnh tranh và được tự do học theo tiến độ của riêng họ.
Trẻ em tìm hiểu ý nghĩa của làm việc theo nhóm và cộng đồng. Làm việc theo nhóm cho các dự án nghệ thuật và hát giúp họ tìm hiểu về sự hợp tác từ rất sớm.
Chờ khi học sinh lên lớp lớn hơn mới dạy các em đọc và toán để nâng cao thành tích lâu dài. Vì sự phát triển não của mỗi bé xảy ra ở một tốc độ khác nhau, nên cách tiếp cận Waldorf giúp học sinh tiến bộ dần dần cho đến khi các kỹ năng học tập bắt kịp với sự phát triển của các em. Hơn thế nữa, đọc hiểu và toán được dạy một cách khác biệt so với trường học truyền thống. Số, ký hiệu toán học, và các chữ cái được giới thiệu trong những năm đầu thông qua các câu chuyện nên giảm bớt tính trừu tượng đối với trẻ em.
Thiếu tiếp cận với công nghệ là để lừa con nít. Trong một thế giới ngày càng phát triển công nghệ, thì việc tước đoạt quyền tiếp cận và làm quen với công nghệ của trẻ em là đẩy họ vào thế bất lợi và không hợp lý lắm.
Trẻ phải ghi chép bài vở quá nhiều trong lớp học. Thay vì sử dụng sách giáo khoa, học sinh viết và vẽ những gì họ đã học được trong ngày. Khi trẻ em phải viết ra bài học của mình mỗi ngày, không phải là 1 cách học tập thực tế.
Chờ đến khi lên lớp lớn hơn mới dạy các kỹ năng cơ bản khiến trẻ bị tụt hậu. Đa số các bé sẽ không bắt kịp trong các lớp lớn, nhưng cũng rất khó để đánh giá khi trẻ không được kiểm tra trong những năm đầu.
Thiếu thi kiểm tra cũng tạo ra bất lợi cho học sinh. Nếu không có thi kiểm tra trong những năm học đầu, thì rất khó để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Những người không đồng tình hỏi rằng: Làm thế nào bạn có thể giúp đỡ một học sinh yếu kém mà không biết bé đã học được những gì? Hơn nữa, học sinh không được chuẩn bị tốt tâm lý cho việc thi cử thì làm thế nào để họ lên trung học và đại học?
Trường Waldorf có một tôn giáo không được thừa nhận hoàn toàn. Waldorf giảng dạy dựa trên triết lý Rudolf Steiner về nhân linh học, dựa trên niềm tin tâm linh của mình. Trong suốt cuộc đời của mình, Steiner theo đuổi một loại nghiên cứu tâm linh, và đã viết về Kitô giáo cùng với các liên kết của nó với đạo Phật. Mặc dù nhân linh học không được dạy tại các trường Waldorf, những người phê bình vẫn quy chụp cách giảng dạy của Waldorf như một tôn giáo. Trong một số cộng đồng nơi các triết lý Waldorf được dạy trong các trường bán công, những người phản đối xem đây là một sự vi phạm nhằm chia rẽ nhà thờ và nhà nước.
Nguồn: "Is a Waldorf school right for my child?" by Psyche Pascual, Great schools
TRANG ĐANG CẬP NHẬT...