Thư viện

"Hãy giúp con tự thân vận động": tính độc lập và triết lý của Montessori

Tác giả: Jennifer Shields
Nguồn: http://montessoriguide.org/help-me-to-help-myself/

Maria Montessori có một góc nhìn cải tiến về giáo dục. Cô không tập trung vào một nhóm các kỹ năng hay từng phần kiến thức. Thay vào đó cô tập trung vào sự phát triển toàn diện của một người trong suốt hành trình trở thành người trưởng thành: 

"Montessori xem giáo dục là một phương tiện mà nhờ đó trẻ em có thể phát triển tính cách để cuối cùng chúng sẽ khôn lớn với sự trưởng thành và độc lập." - (Mario Montessori, Education for Human Development

Đó không phải những gì chúng ta đang mong muốn sao? Muốn con cái chúng ta trở thành một người trưởng thành, có thể tự đưa ra những quyết định đúng đắn, cảm thấy tự tin và hiểu được chính mình? Trở thành người có thể chấp nhận thực tại và làm những điều giúp thế giới tốt đẹp hơn? Nền tảng cơ bản cho sự độc lập này được cài đặt gắn vào cuộc sống của các bé ngay từ những ngày đầu đời.                                                                

Montessori​ 
Một cứu cánh cho cuộc sống

“Maria Montessori lưu ý rằng trong khi hành vi cụ thể của động vật bị định hướng và giới hạn bởi bản năng, thì con người phải tạo ra một bản ngã hay cá tính riêng khi chúng ta trưởng thành. Qua quan sát, cô xác định "bản năng dẫn dắt" là thứ kích thích con người để phát triển.”

Để giúp trẻ phát huy được tiềm năng tối đa của mình, chúng tôi cố gắng để hiểu các mong muốn bên trong; đưa ra các hướng dẫn và môi trường tốt nhất mà ở đó nền tảng nhân cách của trẻ được định hình. Chính bản thân đứa trẻ mới có thể tự xây dựng nhân cách cho mình. Trách nhiệm của người lớn là giúp đỡ các bé. Chúng tôi nghiên cứu để hiểu các giai đoạn tăng trưởng và chúng tôi tự chuẩn bị môi trường để thúc đẩy sự phát triển tốt nhất cho các bé. Rồi chúng tôi để đứa trẻ nỗ lực tự thân mà phát triển, mà học hỏi. Đó là quá trình phát triển của trẻ. Trong khi chúng ta có thể tin rằng chúng ta đang "giúp đỡ" những đứa trẻ, thì thực tế, bất cứ lúc nào người lớn đưa ra sự trợ giúp hay chen ngang, chúng ta đều đang gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ.

Montessori quan sát trẻ em và thấy rằng trẻ có đặc điểm tính cách khác nhau rõ rệt ở các lứa tuổi khác nhau. Từ sơ sinh đến ba tuổi, đứa trẻ trong quá trình dần làm quen với thế giới một cách vô thức. Bé học theo cảm quan; không thể sử dụng logic hay tìm kiếm các nguyên nhân để xử lý những trải nghiệm này. Bộ óc thẩm thấu của bé dần dần cho phép bé thích ứng với môi trường của mình. Trẻ con Inuit (còn gọi là Eskimo) trở thành một người Inuit; trẻ Đài Loan sẽ trở thành người Đài Loan. Nói một cách khác, môi trường xung quanh định hình đứa trẻ. Để giúp bé phát huy tối đa tiềm năng của mình, chúng ta phải cho phép bé tiếp cận thế giới của bé. Chúng ta chỉ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến bé. Từ lứa tuổi 3-6, bé vẫn đang tiếp nhận và vẫn đang hình thành nền tảng tính cách của bản thân, nhưng trở nên ý thức hơn về sự lựa chọn. Người lớn có thể trực tiếp tác động đến các bé trong độ tuổi này và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.

Ban đầu, trẻ sơ sinh gắn kết với mẹ, sau đó với gia đình. Tình cảm gắn bó lành mạnh này sẽ cho phép bé tiếp cận vào thế giới một cách thành công.

Vận động là sự tiếp thu chủ yếu trong giai đoạn này. bé cần được tự do di chuyển và quan sát của môi trường. Từ từ nâng đầu và cổ để bé tập "chống đẩy" đến việc lăn qua lại rồi cầm nắm đồ vật, và cuối cùng là leo và bò, quá trình này phối hợp vận động liên quan đến myelin của hệ thống thần kinh của bé. Những mô thần kinh được kích thích mạnh mẽ. Từ trực quan của mình, bé được thôi thúc từ bên trong để di chuyển và phối hợp vận động. Việc thúc đẩy môi trường xung quanh cho phép bé di chuyển tự do, trên thảm, nệm thay vì trong cũi, với quần áo thoải mái, và bằng cách tránh việc đặt trẻ trong xe đồ chơi, bé sẽ có thể tối đa hóa sự phát triển của mình.

Ngay sau đó, các con sẽ biết níu, vịn để đứng lên, rồi chập chững và bước đi. Bây giờ bàn tay bé được tự do và bé có thể thao tác tùy ý. Montessori gọi tay là công cụ của trí tuệ. Thông qua việc phối hợp tay, trẻ có thể nắm vững môi trường của mình, vì vậy chúng ta phải rất ý thức khi đưa cho bé những đồ vật giúp bé tiến bộ trong việc cầm nắm, luyện sức mạnh tay và điều khiển hoạt động tốt. Montessori cho rằng, với trẻ em dưới sáu tuổi, chúng ta phải mang cho bé điều tốt nhất: nhỏ nhất là được cưng nhất. Các đồ vật như công cụ với kích cỡ dành cho trẻ em như một cây chổi nhỏ, một cái bình dễ thương cho bé tập rót, một toa xe, quả bóng, một bình nước nhỏ... Bằng cách đem lại cho bé một cơ hội để chăm sóc và tương tác với môi trường, bé có thể phối hợp những mong muốn trong tâm trí với các chuyển động của cơ thể. Điều này thu hút sự tập trung của bé, dẫn đến tự kỷ luật. Bé cũng có thể trải nghiệm các hoạt động cho phép làm chủ các hoạt động và các bước trong việc chăm sóc cơ thể của mình như: chải tóc, rửa tay tại đúng chỗ, cái cúc áo.

Tất cả các hoạt động này cho phép trẻ trải nghiệm khả năng của mình: bé có thể thực hành trong môi trường không vội vã. Bé được chỉ dẫn các động tác một cách rõ ràng và nhất quán, tự do tham gia vào câu chuyện hay nói chuyện phiếm. Các đồ vật đều đáng yêu, thực tế, với kích thước dành cho bé, và phân loại theo màu sắc từ đó bé biết đó sẽ tạo thành một bộ đi cùng với nhau. Tất cả các đồ vật để thực hành trong cuộc sống giúp trẻ đạt được khả năng độc lập.

Ngôn ngữ cũng là mục tiêu chính cần chinh phục của trẻ. Nếu chuyển động cho phép sự độc lập trẻ trong việc khai thác cơ thể để tự chủ bản thân, thì ngôn ngữ cho phép tương tác xã hội thành công. Bé có thể tiếp thu bất cứ ngôn ngữ nào trong môi trường của mình một cách tự nhiên mà không cần nỗ lực quá nhiều. Cách mà bé tiếp thu tiếng mẹ đẻ bị ảnh hưởng bởi chất lượng của những tương tác và ngôn ngữ. Nếu chúng ta mang đến sự tích cực, kích thích giao tiếp, bé sẽ trải nghiệm ngôn ngữ một cách sống động, hữu ích và thú vị. Nó thực sự là một hệ thống đơn giản có vào có ra. Cung cấp vốn từ vựng phong phú. Thay vì nói, "Hãy đưa bố mẹ cái gì đó," chúng ta có thể hỏi, "Andrew, con có thể đưa bố/mẹ cây cán bột chứ?" Thuật ngữ cụ thể giúp bé sắp xếp và phân loại thế giới của bé và cuối cùng là sử dụng những từ ngữ để diễn tả suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của mình. Chúng ta cũng nên chú ý lắng nghe mỗi đứa trẻ. Chúng ta không sửa lỗi trực tiếp với bé, vì điều đó sẽ ngăn cản nỗ lực truyền đạt của bé. Thiết bị điện tử kích thích ngôn ngữ không giúp bé tiếp nhận được, mà thực tế nó còn cản trở khả năng ngôn ngữ của bé. Ngay cả "giáo dục" qua truyền hình hoặc trò chơi máy tính cũng ảnh hưởng tiêu cực về ngôn ngữ và vận động của bé.

Tính trật tự giúp cho con trẻ chinh phục thế giới của mình. Bé biết những gì sẽ xảy ra nếu các đối tượng ở cùng một vị trí: từ chiếc ghế nơi bé được chăm sóc đến nơi cất đồ chơi và quần áo. Chúng ta nên giới hạn để các đồ vật trong một môi trường. Càng đơn giản càng đẹp. Chúng ta có thể thay phiên để đồ chơi trên kệ để chỉ có một vài món đồ có thể được trưng lên và không tạo cơ hội cho các đồ vật nằm lộn xộn cả lên. Thứ tự vị trí của các đồ vật trong thế giới và các câu trả lời của chúng ta với bé sẽ trở thành một phần của việc bé trở thành người thế nào. Trật tự bên ngoài tạo ra trật tự từ trong bé và điều này là một nền tảng quan trọng cho trí tuệ.

Các giáo viên Montessori coi vai trò của mình như một người hướng dẫn hoặc định hướng. Họ thừa nhận rằng việc của trẻ là tự phát triển. Chúng ta tạo ra môi trường để trẻ có thể nắm vững các hoạt động và trở thành người có năng lực tự lập có thể đáp ứng nhu cầu của riêng mình. Bé có cách riêng để sử dụng nhà vệ sinh vì vậy càng ít sự giúp đỡ càng tốt cho bé. Người lớn xem xét môi trường để loại bỏ mọi chướng ngại cho sự tự lập của trẻ em: bồn rửa có quá cao? Chúng ta có thể tìm thấy một cây chổi nhỏ và bàn chải vừa với tay của trẻ không? Có nơi để bé đặt giẻ lau sau khi lau nước tràn? Chúng ta quan sát và chờ đợi để xem trẻ có thể giải quyết vấn đề hoặc có trẻ nào khác can thiệp để giúp đỡ hay không. Quy mô lớp học lớn và nhiều độ tuổi tham gia giúp bảo đảm rằng sự giúp đỡ tự phát này sẽ phát sinh, cho phép trẻ em trải nghiệm việc lãnh đạo và làm theo mô hình vai trò ngang hàng với nhau.

​Những bé nhỏ sẽ rất thích thú trong những cơ hội để tự chủ vận động và tự học hỏi kinh nghiệm. Bé làm việc cùng với những người bạn khác. Chia sẻ hoặc thậm chí là đợi đến lượt chưa phải là bản chất tự nhiên của bé. Nếu bé chọn một công việc, nó sẽ là của bé và bé sử dụng việc đó như thế nào là tùy bé muốn. Khi bé gần bốn tuổi rưỡi, bé có thể bắt đầu cộng tác thành công trong một nhóm nhỏ. Tuy nhiên, tương tác xã hội tự nhiên đều diễn ra giữa nhiều lứa tuổi của trẻ em. Điều này diễn ra trong lớp học khi các bé đã sẵn sàng.

Các giáo viên luôn nhất quán làm gương bằng hành vi xã hội tích cực. Những người hướng dẫn theo cách Montessori tôn trọng trẻ như cô ấy đang nghiên cứu tâm lý của trẻ, chuẩn bị môi trường, và quan sát hành vi của trẻ. Cô ấy cung cấp những bài học dựa trên nhu cầu của con người, một đối một, do đó trẻ có thể có một bài học tùy chỉnh, phù hợp với sự quan tâm và khả năng của từng bé.

Mỗi bài học được phân chia theo độ khó, ví dụ: Làm thế nào để sử dụng kéo. Chúng ta chỉ bé "mở, đóng," bằng minh họa thực tế chứ không phải chỉ là giải thích bằng lý thuyết. Chúng ta tách riêng việc sử dụng kéo để cắm hoa với việc sử dụng kéo thông thường. Bằng cách này, trẻ sẽ được làm chủ chỉ một kỹ năng mới tại một thời điểm. Bé trở nên tự lập bởi vì bé hoàn toàn có thể tập trung vào từng kỹ năng nhỏ, không bị quá tải.

​Bài học được gọi là một "sự trình diễn" bởi vì nó là một loại năng khiếu. Một lần nữa, trẻ được tuỳ ý lựa chọn quyết định khi nào và ở đâu để tái diễn và thực hành hoạt động đó. Nếu người lớn đã quan sát tốt và chuẩn bị môi trường thành công, đứa trẻ mong muốn được làm lại. Thông qua sự lặp lại và thông qua tự do lựa chọn, các bé xây dựng các kỹ năng của bản thân và trải nghiệm sự thành công. Bé có thể cắt bằng kéo, lau nước đổ, cài nút một chiếc áo len, đánh bóng gỗ, tự phục vụ ăn nhẹ. Bé biết được điều mình thích và không thích. Các đồ vật phản hồi với bé rằng: vẫn còn nước trên bàn? Có một cúc chưa được cài? Bé không cần phải hỏi người lớn để đánh giá công việc của mình. Công cụ kiểm soát lỗi này cho phép các bé thấy được mức độ tự chủ của chính mình. Những kinh nghiệm này góp phần vào sự độc lập về tâm lý, một mục tiêu quan trọng chúng ta hướng cho trẻ. Đây là thời điểm quan trọng hình thành nhân cách của bé; bé có thể đánh giá chính mình, cho mình sự lựa chọn, hậu quả và kinh nghiệm. Tất cả điều này xảy ra trong một khung cảnh tự do của sự lựa chọn (bé có thể lựa chọn một trong những bài học mà bé nhận được) và giới hạn rõ ràng để giữ an toàn cho tất cả mọi người.

Người lớn đặt ra các giới hạn, chuẩn bị môi trường, và liên kết bé với các đồ vật kèm theo những bài học được điều chỉnh. Người lớn cũng phải bảo vệ các quyền tự do cơ bản của lớp học và tôn trọng những đứa trẻ trong mọi góc độ. Chúng ta thậm chí còn phải có một mức lưu tâm về những tác dụng ngược của lời khen ngợi. Các con phải trải nghiệm thành công theo cách riêng của mình. Chúng ta không nên xen vào công việc của bé với lời khen “làm tốt lắm”, chúng ta cũng không muốn bé phải phụ thuộc vào chúng ta vì lòng tự trọng.

"Đến thời điểm trẻ đã sẵn sàng để bước vào lớp tiểu học, răng của bé có thể bị sún và cơ thể bé cũng trở nên gầy và cao, nhưng quan trọng hơn là đặc điểm tâm lý tính cách của bé đang thay đổi."

Đến thời điểm trẻ đã sẵn sàng để bước vào lớp tiểu học, răng của bé có thể bị sún và cơ thể bé cũng trở nên gầy và cao, nhưng quan trọng hơn là đặc điểm tâm lý tính cách của bé đang thay đổi. Tâm trí của bé biết tìm hiểu lý do. Bé muốn tìm hiểu câu hỏi lớn hơn "tại sao" và có mong muốn hiểu biết về bức tranh lớn hơn. Montessori cho rằng, đứa trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi có một "bản năng bầy đàn", một nhu cầu mạnh mẽ để làm việc với các đồng sự. Phụ huynh có thể có cảm giác bị bỏ rơi vì con mình, một đứa bé rất ngoan, bắt đầu có xu hướng muốn được chơi với bạn bè của mình. Chúng ta phải chấp nhận rằng bé rất vui với bạn bè và sẽ phát triển mạnh trong cộng đồng đó. Đó không phải là xem nhẹ gia đình, mà là một dấu hiệu cho thấy con khỏe mạnh và vươn ra thế giới khi con muốn được ở cùng với bạn bè của mình.

Các trẻ lớn ở độ tuổi này có những kỹ năng và khả năng tự chủ trước sáu tuổi, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng con không còn như lúc chỉ tập trung vào trật tự. Con có thể biết làm thế nào để dọn giường và trước đây con rất thích thú với nhiệm vụ này, nhưng bây giờ thì không. Ở lứa tuổi này, chúng ta phải thu hút tâm lý của trẻ em: chúng ta phân định công việc hoặc nhiệm vụ và cho con cơ hội để trải nghiệm những hậu quả nếu có hành vi trốn tránh nhiệm vụ của mình. Một giáo viên tiểu học đã báo cáo rằng cô cho để trong các lớp học một vài cái cây chết nếu có đứa trẻ nào, sau khi được nhắc nhở, không tuân thủ làm việc nhà của bé.

Trong một trường Montessori, trẻ ở độ tuổi tiểu học sẵn sàng cho nhiều công việc nhóm, và bé phát triển mạnh về việc tổ chức các vai trò và trách nhiệm trong đó. Ai sẽ ghi lại các nghiên cứu? Ai sẽ minh họa cho thời gian? Trình bày điều gì với các nhóm lớn hơn? Bạn có nhớ việc lập các câu lạc bộ nhỏ với bạn bè của bạn khi bạn đang ở độ tuổi này? Bé sẽ trải qua hàng giờ để tổ chức các quy tắc và cấu trúc của nhóm. Chúng ta dựa trên bản năng của trẻ, xây dựng các cơ hội để làm việc nhóm hơn là khuyến khích trò chuyện và giao lưu. Như trong các lớp tiểu học, chúng ta phải cho phép trẻ có sự lựa chọn trong những gì con nghiên cứu: ví dụ, loại phương tiện vận chuyển nào con muốn nghiên cứu? Tôi nhớ rất chi tiết thời gian mà một cặp học sinh tạo nên lịch sử của nhà vệ sinh. Các yếu tố của sự lựa chọn đảm bảo trẻ đang tự thân vận động.

"Chúng ta dựa trên bản năng của trẻ, xây dựng các cơ hội để làm việc nhóm hơn là khuyến khích trò chuyện và giao lưu".

Khái niệm về công lý là một trong những điều quan trọng cho trẻ. Chúng ta phải cho phép con khám phá những điều đúng-sai và nhạy bén với những thách thức của trẻ như: "Điều đó không công bằng!" Hay hành vi mách lẻo. Trẻ con tuổi tiểu học đang cố gắng để tạo ra các quy tắc của xã hội, và con có thể có nhiều câu hỏi và cần phải thảo luận về những gì con đưa ra. Mùa hè này, trên con đường Kansas kéo dài và phẳng, con gái tôi đã rất lo lắng khi tôi lái xe quá giới hạn tốc độ cùa đường cao tốc chỉ hai dặm. "Nhưng, mẹ ơi, mẹ đang chạy nhanh quá! Nhìn vào các biển báo kìa." Sự khám phá về đạo đức này sẽ giúp trẻ đi đến một khái niệm độc lập của đúng và sai cho bé

Chúng tôi tiếp tục đi con đường chăm sóc trẻ em cha mẹ và như Montessori hướng dẫn: để hiểu giai đoạn tăng trưởng, khả năng của sở thích, và thách thức của bé. Nếu chúng tôi có thể hỗ trợ bé và biết khi nào cần để giúp đỡ và quan trọng hơn là khi nào nên bước lùi lại, để tạo ra các môi trường tốt nhất và thích hợp nhất được thực hiện từ các đồ vật, thói quen, và người sẽ kích thích cũng như nâng đỡ cho trẻ tại thời điểm đó, bé sẽ có thể tiến đến hiểu bản thân mình. Bé làm chủ những khả năng đầu đời, sau đó phát triển tâm lý, và cuối cùng là tự lập trí tuệ khi bé trưởng thành. Tôi hỏi con trai 15 tuổi của tôi: độc lập có nghĩa gì với con và bé trẻ lời, "Trở thành chính mình." Tôi nghĩ rằng đó là tất cả những gì chúng ta muốn cho con em chúng ta.