Trường Montessori có phù hợp với con bạn hay không? Hãy cùng chúng tôi xem cách tiếp cận lấy trẻ làm tâm điểm trong việc giáo dục.
Những đứa trẻ bé tuổi ngồi trên sàn nhà, với lấy những ốc vít đồ chơi, tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ đơn giản giống nhau. Căn phòng yên lặng, tâm trạng nghiêm túc. “Thời gian làm việc của các con sắp hết”, một người phụ nữ hô lên, rõ ràng cô ấy là người phụ trách chính. “Bây giờ các con có thể ăn trưa”. Liệu đây có phải là quang cảnh hiếm hoi bên trong một nhà máy được vận hành với các lao động trẻ em? Không hẳn như vậy. Bạn chỉ mới bước chân vào thế giới rộng lớn và tĩnh lặng của Montessori.
Sự ngự trị tĩnh lặng tại trường Montessori được thiết lập như vậy. Cách tiếp cận của trường Montessori lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ tự lập và học theo tiến độ của chúng. Montessori nhìn nhận việc chơi của trẻ như một công việc thực thụ và tôn trọng sự độc lập và tính hiếu kỳ tự nhiên. Việc nhấn mạnh cho phép trẻ học từ những sai lầm của mình và định hướng cho chúng tự làm mọi việc hơn là dựa dẫm vào việc người lớn bảo chúng làm gì. Các giáo viên làm mẫu các hành vị để dạy trẻ sự quan tâm và tôn trọng, và họ đưa ra những thách thức mới khi những cái cũ đã được khắc phục. Các giáo viên cũng tập trung vào việc dạy cách tổ chức, chiến lược, và thói quen tốt. Hoạt động thể chất chiếm một phần lớn trong chương trình giảng dạy Montessori, với các hoạt động di chuyển và khai thác khả năng bẩm sinh; cũng có những bài học tập trung nhiều vào việc luyện tập đa giác quan. Khi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori mở trường học đầu tiên của bà vào năm 1907, đây là ý tưởng căn bản. Ngày nay, Montessori đã phát triển thành một trong những hình thức phổ biến nhất trong giáo dục trẻ từ sớm.
Trường Montessori thường phục vụ trẻ nhỏ - chủ yếu là trẻ chưa đến tuổi đi học, nhưng đôi khi bạn vẫn tìm thấy các trường tiểu học có nền tảng từ trường Montessori, và trong một số trường hợp hiếm gặp bạn sẽ thấy các trường trung học và cao học Montessori cũng vậy.
Sự bình lặng, không náo loạn: Bỏ quên sự náo loạn và âm thanh lộn xộn trong các chương trình cho trẻ nhỏ theo cách truyền thống. Tĩnh lặng và bình tâm là quy tắc.
Sạch sẽ, không bừa bộn: Cung cấp đồ đạc đơn giản và gọn gàng, các thùng giáo cụ học tập được xếp chồng ngăn nắp – mọi thứ đều có chỗ của nó trong một lớp học Montessori.
Giáo cụ học tập của Montessori: Các lớp học được trang bị các giáo cụ vui chơi và học tập của riêng biệt của Montessori được thiết kế để khuyến khích khả năng học tự định hướng đồng thời kích thích các giác quan của trẻ và xây dựng các kỹ năng vận động. Những đứa trẻ sắp xếp, chất đống và điều khiển các vật liệu này, thường là những đồ tự nhiên hoặc được làm từ vật liệu như gỗ, vải hay kim loại tráng men. Nhiều dụng cụ học tập được thiết kế cẩn thận để dạy những kỹ năng đặc biệt (ví dụ như bấm các nút) và để trẻ học qua việc làm thử và sai lầm, để sửa sai những lỗi của chúng.
Trẻ có tính tự lập: Trẻ làm việc một mình hoặc theo nhóm, và được dạy tự “làm việc” (thực ra là chơi) và chịu trách nhiệm bằng việc bảo quản những đồ vật cần thiết và thuộc sở hữu của trẻ, giống như chuẩn bị đồ ăn vặt cho mình và dọn dẹp đồ chơi của trẻ.
Hoà trộn các lứa tuổi với nhau: Các học sinh cách nhau khoảng 3 tuổi thường học chung một lớp, và bọn trẻ được khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau học tập. Ý tưởng ở đây nhằm tạo một môi trường học tập bình đẳng, linh hoạt, không mang tính cạnh tranh. Hầu hết các trường của Montessori có các chương trình sơ cấp (cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi) và đôi khi là chương trình dưới tiểu học (cho trẻ từ 6 đến 9 tuổi); các chương trình trên tiểu học (cho trẻ từ 9 đến 12 tuổi) ít phổ biến hơn. Các chương trình dựa trên nền tảng của Montessori dành cho các trường trung học và cao học vẫn tồn tại nhưng sẽ khó tìm thấy hơn.
Quy mô lớp học và phòng học rộng: Các phòng học Montessori thông thường (không phải luôn luôn) rộng hơn các phòng học truyền thống, cho phép nhiều học sinh hơn (thường lên tới 35 học sinh) để trẻ có thể tự do chạy chơi và lựa chọn các hoạt động.
Không xếp loại, không giải thưởng, không trừng phạt: Mặc dù một số phụ huynh lo lắng về việc thiếu các bài tập về nhà và các báo cáo phân loại điểm theo cách truyền thống, một nghiên cứu vào năm 2006 được công bố trong Tạp chí Khoa học phát hiện ra việc học sinh Montessori có xu hướng biểu lộ các kỹ năng xã hội nâng cao cùng óc sáng tạo, và thể hiện tốt trong các bài kiểm tra đọc và làm toán hơn các học sinh cùng lứa học theo các chương trình truyền thống.
Thời gian “làm việc” dài: Với trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) có các giai đoạn hoạt động không bị phân tán trong một, hai hoặc ba tiếng. Những đứa trẻ lớn hơn 6 tuổi có thể làm các nghiên cứu độc lập, sắp xếp các chuyến đi thực địa để tập hợp thông tin, phỏng vấn các chuyên gia, và tạo lập thuyết trình nhóm về kịch, triển lãm nghệ thuật, sản phẩm âm nhạc và các dự án khoa học. Học sinh trường trung và cao học thường không sử dụng sách giáo khoa truyền thống hay tham gia vào các bài học đã được người lớn định hướng sẵn.
Một ngôi trường có thể sử dụng tên Montessori mà không áp dụng chương trình giảng dạy thực sự của Montessori. Đối với một chương trình được chứng nhận là Montessori, cần phải chắc chắn rằng ngôi trường này được liên kết hoặc với Hiệp hội Quốc tế Montessori (AMI hay AMI/USA) hoặc với Hội Montessori Mỹ (AMS). Bên cạnh đó, các giáo viên được chứng nhận của Montessori phải tốt nghiệp từ một chương trình huấn luyện đặc biệt. Cần phải chắc chắn kiểm tra bản tuyên bố về nhiệm vụ và chương trình giảng dạy tại trường Montessori của bạn. Một điều cũng quan trọng là hỏi về chương trình và chuyến thăm quan tới trường; trong phạm trù của Montessori, sẽ có các chương trình đa dạng, vì vậy các chương trình này không hoàn toàn giống nhau giữa các trường.
Những đứa trẻ tiến bộ nhanh chóng. Các phụ huynh yêu thích cách tiếp cận của Montessori đều nói say sưa trong việc bọn trẻ tiến bộ nhanh như thế nào về lòng tự trọng và khả năng học thuật. Các phụ huynh cũng cho biết học sinh được Montessori giáo dục có xu hướng trở thành người học độc lập và tự truyền cảm hứng.
Những đứa trẻ phát triển và học theo tiến độ của mình. Bọn trẻ không bị so sánh với những đứa trẻ khác hay bị ép hoàn thành hoặc đạt được những giải thưởng, danh hiệu hay sự chú ý. Thay vào đó, bọn trẻ được khuyến khích hợp tác và ủng hộ các bạn khác.
Các giáo viên tôn trọng những đứa trẻ và khuyến khích chúng tự lập. Giáo viên để bọn trẻ tự lập; ít can thiệp vào các hoạt động của trẻ, tôn trọng trí thông minh và khả năng kiểm soát các kỹ năng trong cuộc sống thực tế của trẻ.
Môi trường yên tĩnh và cuốn hút. Các phụ huynh thích bọn trẻ hoạt động cả ngày trong môi trường yên tĩnh và có trật tự; bọn trẻ không bị căng thẳng nhưng đầy cảm hứng và hạnh phúc khi ở trường.
Các giáo viên giữ khoảng cách. Một vài cha mẹ phàn nàn rằng các giáo viên Montessori quá cứng nhắc, không phải là những giáo viên nồng ấm như trong các trường mẫu giáo hay tiểu học truyền thống họ thấy. Các giáo viên có xu hướng không can thiệp, ít tương tác và giữ khoảng cách trong khi bọn trẻ “làm việc” (tham gia vào các trò chơi được hướng dẫn).
Phụ huynh không cảm thấy được chào đón. Phụ huynh có thể không được khuyến khích dành nhiều thời gian tình nguyện tham gia vào lớp học như họ có thể làm tại các trường truyền thống, và phụ huynh có thể thậm chí cảm thấy không được khuyến khích quanh quẩn khi lớp học bắt đầu.
Chương trình giảng dạy không linh hoạt và bị kiểm soát quá mức. Mặc dù những đứa trẻ được phép tự học, tuy nhiên các hoạt động được lựa chọn, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn cẩn thận – và thậm chí các giáo cụ học tập cũng có những quy tắc khắt khe. Một vài người phàn nàn rằng cách tiếp cận “tiếp nhận hoặc từ bỏ” giới hạn sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, không khuyến khích cách chơi tự do. Ví dụ, các thao tác như tạo hình khối được áp dụng theo cách biết đích xác và được định rõ. Một phụ huynh cho biết “việc tô vẽ được thực hiện theo một cách… không vẽ theo chuyển động ngón tay như phong cách cũ”.
Môi trường quá yên bình và tĩnh lặng. Cuối cùng, một lớp học Montessori có thể đơn giản quá theo trật tự và tĩnh lặng với những đứa trẻ cởi mở hơn.
Các chương trình Montessori đặc biệt tốt với những đứa trẻ có thể tự định hướng, làm việc độc lập trong khoảng thời gian dài, và làm việc tốt một mình hoặc trong một nhóm nhỏ. Ngoài ra, các chương trình này dường như là lý tưởng đối với trẻ dễ dàng bị lấn át bởi sự ồn ào, hỗn loạn và mất trật tự. Việc tập trung vào tự mình học tập cho phép các học sinh làm việc theo tốc độ của mình và cũng có thể cung cấp môi trường lành mạnh cho những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Tuy nhiên, chương trình Montessori có thể thách thức và làm nản lòng những đứa trẻ muốn làm mọi thứ theo cách của mình, không dễ dàng tuân thủ các quy tắc, thích đảo ngược các hoạt động bình thường, hay thích chơi tự do hoặc theo trí tưởng tượng.
Tới thăm bất kỳ trường nào bạn đang cân nhắc. Mặc dù các trường Montessori tuân thủ chặt chẽ theo triết lý giảng dạy cơ bản, nhưng vẫn sẽ có sự khác biệt. Hãy đề nghị thăm quan trường trong giờ học để bạn có thể quan sát các học sinh sử dụng thời gian của chúng như thế nào. Những đứa trẻ trông có hạnh phúc và gắn kết với nhau hay trông buồn chán? Các giáo viên có đáp ứng các nhu cầu của trẻ hay không? Những câu hỏi quan trọng nhất cần trả lời dĩ nhiên là: con bạn có thích thú với môi trường này hay không, con bạn có thể phát triển trong môi trường này hay không, và đây liệu có phải là môi trường học tập đúng đắn cho con bạn hay không?
Tác giả: Leslie Crawford / 12/02/2016
Nguồn: "The inside scoop on Montessori schools", Greatschools.
TRANG ĐANG CẬP NHẬT...