Những gì bọn trẻ học được không phải là một kết quả tự động từ những thứ chúng được dạy, đúng hơn, phần lớn những gì chúng học được là từ việc chúng làm được, như một hệ quả từ các hoạt động của chúng và nguồn tài nguyên của chúng ta.”
-Loris Malaguzzi, The Hundred Languages of Children.
Tác giả lời trích dẫn, Loris Malaguzzi, là nhà sáng lập và giám đốc của các trường mầm non lừng danh vùng Reggio Emilia, Ý. Malaguzzi đã qua đời từ hai thập kỷ trước, nhưng chúng ta hy vọng rằng ông ấy sẽ hài lòng với sự tiến bộ của các nhà giáo dục mầm non ở Bắc Mỹ đối với sự hiểu biết những bài học sư phạm của ông. Triết học của ông ấy - một sự pha trộn giữa lý thuyết và thực hành là sự thử thách với các nhà giáo dục hãy coi những đứa trẻ như những người học có năng lực và khả năng trong bối cảnh làm việc nhóm (Fraser& Gestwicki 2002) - khác biệt với quan điểm Piagetian được chấp nhận rộng rãi rằng xem sự phát triển của trẻ phần lớn diễn ra bên trong và nội tại ở các giai đoạn (Mooney 2013). Malaguzzi nhấn mạnh “chúng ta không cần nghĩ quá nhiều về việc đứa trẻ tự mình phát triển bản thân như thế nào mà là sự phát triển của đứa trẻ trong sự tương tác và trưởng thành với mọi người xung quanh” (Rankin 2004, 82). Như vậy, điểm cốt lõi của triết lý Reggio Emilia là nhấn mạnh vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Cũng như Vygotzky, Malaguzzi tin rằng kiến thức xã hội đến trước sự phát triển nhận thức (Gandini 2002). Ông ấy cũng nhấn mạnh rằng môi trường đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo ra môi trường học đầy ý nghĩa. Khái niệm này rất quan trọng, Malaguzzi đã định nghĩa môi trường như người giáo viên thứ ba (Gandini 2011). Người thầy thứ ba của Malaguzzi là một môi trường linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cho giáo viên và những đứa trẻ cùng nhau học tập. Nuôi dưỡng sự sáng tạo thông qua làm việc với các vận dụng bằng tay hoặc sáng tạo nghệ thuật, đó là một môi trường phản ánh những giá trị chúng ta muốn giao tiếp với trẻ. Hơn hết, môi trường lớp học có thể giúp định hình cá tính một đứa trẻ như một người chơi đầy năng lực trong cuộc sống của chúng hay trong cách sống của những người khác. Để thúc đẩy môi trường như vậy, người giáo viên phải đi sâu hơn so với những gì được nhìn thấy bên ngoài và nâng cao sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc cơ bản và những suy nghĩ, thắc mắc cũng như sự tò mò của trẻ em.
Khoảng hơn một thập kỷ trước, trường mẫu giáo Pinnacle Presbyterian ở Scottsdale, Arizona, bắt đầu thực hiện một chương trình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các trường học của Reggio Emilia. Lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Lella Gandini, chúng tôi bắt đầu một mối quan hệ thân thiết với các tác giả và nhà giáo dục, mời Gandini đến thăm trường học của chúng tôi đều đặn.
Lella Gandini được biết đến nhiều nhất ở Bắc Mỹ như là người đứng đầu ủng hộ cách tiếp cận phương pháp Reggio Emilia với giáo dục mầm non. Các ấn phẩm của bà bao gồm các bài viết về giáo dục mầm non và văn hóa dân gian, và bà là đồng tác giả hoặc đồng biên tập của tác phẩm như Insight and Inspirations From Reggio Emilia: Stories of Teachers and Children From North America - (Nguồn Cảm Hứng Từ Reggio Emilia: Câu chuyện của giáo viên và học sinh từ Bắc Mỹ) và The Hundred Languages of Children: The Reggio Emilia Approach to Early Childhood Education - (Hàng Trăm Ngôn Ngữ Trẻ Thơ: phương pháp tiếp cận Reggio Emilia với Giáo dục đầu đời).
Thông qua tình bạn với Lella Gandini mà chúng tôi đã tiến hành các kế hoạch cho phép cho giáo viên sử dụng không gian và nguyên vật liệu để kích thích học tập. Ví dụ như, vào đầu mùa thu giáo viên nhận thấy các em hứng thú với mạng nhện trên sân chơi. Một vài đứa trẻ 4 tuổi khám phá những sợi tơ phản chiếu ánh sáng mặt trời vào một cột hàng rào. Các giáo viên biết phát hiện này đã làm dấy lên sự tò mò của trẻ khi các em yêu cầu chụp hình mạng nhện. Giáo viên đứng lớp Keri Woolsey mô tả phản ứng của cô:
Chúng tôi cố gắng tích hợp việc viết và các kỹ năng trước khi viết với các em, vì vậy tôi nói với các em, "Ôi chúa ơi, cô không có máy ảnh; em có thể vẽ nó cho cô chứ?” Chúng chạy vào trong lớp học và lấy các bìa kẹp hồ sơ, giấy, và các cây bút lông và vội vã trở lại sân chơi. Và sau đó chúng bắt đầu vẽ. Một số những đứa trẻ này thường không thực sự muốn cố gắng để viết hoặc vẽ, chỉ vì chúng không tự tin với những kỹ năng đó.Tuy nhiên, ở đây bọn trẻ đang nhảy vào nhiệm vụ vì nó rất có ý nghĩa đối với chúng. Cho dù các bản vẽ nhìn như thế nào, nó thực rất đáng tán dương bởi những điều bọn trẻ vừa học được.
Mối quan hệ là trung tâm của triết học Reggio Emilia. Triết lý đó được phản ánh trong một môi trường bao quanh các em với ba "giáo viên", hoặc những nhân vật chủ đạo. Giáo viên đầu tiên - phụ huynh - đảm nhận vai trò của người cộng sự tích cực và dẫn dắt trong việc giáo dục trẻ. Giáo viên thứ hai là giáo viên đứng lớp. Thường làm việc theo cặp, giáo viên đứng lớp đảm nhận vai trò của nhà nghiên cứu và cố ý thu hút trẻ em trong cuộc trò chuyện và các việc làm ý nghĩa. Giáo viên thứ ba là môi trường - được thiết kế, tạo lập không chỉ đảm nhận chức năng đẹp mà còn phải phản ánh được việc học của trẻ. Đó là mối quan hệ của trẻ với cha mẹ, giáo viên, và môi trường nhằm mục đích kích thích việc học tập.
Trẻ em tự xây dựng kiến thức của mình thông qua một chương trình được lên kế hoạch cẩn thận có tính liên quan và được xây dựng trên nhận thức, kiến thức hiện tại của đứa trẻ chứ kiến thức không được hình thành bằng cách cung cấp một cách đơn giản cho các em. Các chương trình giảng dạy, thường nổi bật lên một cách tự nhiên bằng sự ham thích của trẻ. Khi việc học là một sản phẩm của việc trẻ tự xây dựng có hướng dẫn chứ không phải chỉ đơn giản là sự hấp thu của trẻ từ những gì giáo viên truyền đạt, việc học tập trở nên cá nhân hóa. Quan trọng nhất, giảng dạy trở thành một mối quan hệ hai chiều, trong đó sự hiểu biết của người giáo viên về trẻ cũng quan trọng như sự hiểu biết của trẻ về giáo viên.
Chương trình nổi bật thì không phải là một cuộc chơi cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi các giáo viên chủ động tìm kiếm và theo đuổi sự hứng thú, quan tâm của bọn trẻ. Kiểu môi trường giảng dạy này yêu cầu mức độ tin tưởng cao vào khả năng sáng tạo của giáo viên.
Nguồn: "Inspired by Reggio Emilia: Emergent Curriculum in Relationship-Driven Learning Environments", National Association for the Education of Young Children
TRANG ĐANG CẬP NHẬT...