Các hoạt động về chức năng điều khiển cho trẻ từ 18 đến 36 tháng
Trong suốt giai đoạn phát triển này, trẻ em mở rộng rất nhanh các kỹ năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các chức năng điều khiển và khả năng tự điều chỉnh ([Executive functions/Self-regulation] EF/SR), bởi vì nó giúp cho trẻ em xác định các suy nghĩ và hành động của mình, phản ánh về những điều đó, và lập các kế hoạch ghi nhớ và sử dụng. Ngôn ngữ cũng giúp trẻ em hiểu và làm theo những quy định ngày càng phức tạp– cả hai điều đó điều chỉnh hành vi và áp dụng vào các trò chơi đơn giản. Thêm vào đó, song ngữ có liên kết để EF/SR tốt hơn, vì vậy những bậc phụ huynh thông thạo hơn một ngôn ngữ nên sử dụng những ngôn ngữ đó với con của mình.
Các trò chơi chủ động
Ở độ tuổi này, trẻ mới biết đi đang chủ động phát triển những kỹ năng thể chất quan trọng, và chúng yêu thích những thử thách về thể chất. Những hoạt động sau yêu cầu trẻ em phải tập trung và duy trì sự chú ý về một mục tiêu, và hạn chế những hành động không cần thiết và không hiệu quả, và thử những cách khác nếu như nỗ lực đầu tiên thất bại. Các bé có thể không phải lúc nào cũng thành công, nhưng sự rèn luyện là rất quan trọng. Đó là một quá trình học tập. Nhiều trong số những hoạt động này sẽ cần sự nhắc nhở thường xuyên từ người tổ chức trò chơi, và chúng sẽ không kéo dài quá lâu!
- Cung cấp nhiều chất liệu và cơ hội để thử những kỹ năng mới, như là ném bắt bóng, đi trên cầu thăng bằng, chạy lên và xuống trên một con dốc, nhảy, v...v... Đặt ra những luật chơi đơn giản để làm theo cho trí nhớ hoạt động được thêm vào và các thử thách sự kiềm chế - ví dụ, chia những lượt chạy đến “vạch đích” và quay trở lại.
- Trẻ lớn hơn thích các trò chơi bắt chước đơn giản, như làm theo trưởng nhóm, làm theo (làm theo, làm theo, làm theo (tên của đứa nhỏ), làm theo, làm theo, làm theo (tên của đứa nhỏ) – Tất cả các bạn làm theo (tên trẻ). Đây là những bài kiểm tra nhỏ thú vị về trí nhớ cũng như độ tập trung và kiểm chế.
- Các trò chơi yêu cầu sự kiềm chế chủ động cũng có thể vui vẻ, như là Trò chơi làm tượng [freeze dance] (những bức tượng âm nhạc [musical statue]), dù không kỳ vọng rằng trẻ em sẽ “đóng băng” mà không cần có vài lần nhắc nhở. Các trò chơi âm nhạc yêu cầu trẻ em bắt đầu và ngưng lại, hoặc chậm dần và nhanh lên cũng có hiệu quả, như là Jack ở trong chiếc hộp [Jack in the box]; Bắp rang [Popcorn]; Vòng tròn xung quanh Rosie [Ring around Rosie]; hoặc Xuồng máy, Xuồng máy [Motorboat, Motorboat].
- Bài hát có nhiều chuyển động cũng rất vui. Ví dụ bao gồm Hokey Pokey [The Hokey Pokey]; Gấu Teddy [Teddy Bear]; Tôi là một Ấm trà nhỏ [I’m the Little Teapot]; hoặc Đầu, Vai, Đầu gối và các ngón chân [Head, Shoulder, Knees and Toes]. Chúng yêu cầu trẻ em chú ý vào lời của bài hát và đưa chúng vào trí nhớ hoạt động, sử dụng bài hát để hướng dẫn các hành động của các bé.
- Các trò chơi với ngón tay, hoặc các bài hát và các vần điệu với những cử chỉ của bàn tay để kết hợp với nhau, tiếp tục trở nên phổ biến với trẻ em ở độ tuổi này, tương tự như sự thử thách sự chú ý, trí nhớ hoạt động, và sự kiểm soát kiềm chế của trẻ.
Sự giao tiếp và kể chuyện
Khi trẻ em phát triển nhiều kỹ năng ngôn ngữ nói, chúng có thể bắt đầu tham gia một cách chủ động vào cuộc trò chuyện với người lớn và kể những câu chuyện đơn giản.
- Việc xem và tường thuật một cách đơn giản trò chơi của chúng có thể là một cách hay để giúp trẻ rất nhỏ hiểu được ngôn ngữ có thể mô tả các hành động của chúng như thế nào. Khi trẻ em lớn hơn, các câu hỏi có thể được thêm vào, như là “Con sẽ làm gì tiếp theo?” hoặc “Ba/Mẹ thấy con muốn bỏ trái banh vào trong cái bình. Còn cách nào khác để làm điều đó không?”. Những lời nhận xét đó giúp trẻ tạm ngừng phản ánh về những điều mà chúng đang cố gắng để làm, những điều mà chúng đã cố gắng đã diễn ra như thế nào, và làm sao để lên kế hoạch cho bước tiếp theo. (phát triển óc quan sát sự việc và quan sát chính mình – chú thích thêm của người dịch)
- Việc kể những câu chuyện về các sự kiện được chia sẻ có thể là một cách hay để phản ánh về những kinh nghiệm này. Kinh nghiệm phải được giữ trong trí nhớ hoạt động trong khi đứa bé cân nhắc về thứ tự mà các sự việc đã diễn ra, tại sao các sự việc đã diễn ra theo cách mà chúng đã làm, và kinh nghiệm đó nghĩa là gì. Những câu chuyện này cũng có thể được viết hoặc vẽ lại trong những cuốn sách đơn giản và được xem lại.
- Nói về những cảm xúc cũng quan trọng, hoặc là bằng cách dán nhãn các cảm giác của trẻ em khi chúng được chú ý (“Trông như là bây giờ con đang rất giận dữ”) hoặc là bằng cách kể câu chuyện về một thời điểm mà một đứa trẻ đã trở nên buồn. Bằng cách đưa cho trẻ ngôn ngữ để phản ánh các cảm giác của chúng, những sự giao tiếp đó có thể hỗ trợ sự phát triển quy luật cảm xúc, điều thiết yếu liên kết với chức năng điều khiển.
Các trò chơi Ghép cặp/Phân loại
Trẻ em ở độ tuổi này có thể chơi những trò chơi ghép cặp và phân loại đơn giản, mà yêu cầu trẻ hiểu quy luật tổ chức hoạt động đó (phân loại theo hình dáng, màu sắc, kích thước, v...v...), lưu giữ quy luật trong tâm trí, và làm theo nó.
- Yêu cầu trẻ em chơi một trò chơi phân loại mà bạn sẽ luân phiên phân loại các vật theo kích thước, hình dạng và màu sắc.
- Cho những trẻ lớn hơn tham gia vào một trò chơi phân loại ngớ ngẩn, như là đặt các hình dạng nhỏ vào trong một cái thùng to và đặt các hình dạng to vào trong một cái thùng nhỏ. Trẻ em sẽ có xu hướng đặt những cái giống nhau vào với nhau, vì thế một sự thay đổi sẽ mang tính thách thức, yêu cầu chúng phải kiềm chế hành động được mong đợi và đưa sự chú ý có chọn lọc và trí nhớ hoạt động tham gia vào.
- Khi lớn hơn, trẻ em cũng bắt đầu thích những trò chơi xếp hình đơn giản, mà yêu cầu sự chú ý đến các hình dạng và các màu sắc. Người lớn có thể yêu cầu trẻ suy nghĩ về hình dạng hoặc màu sắc nào mà chúng cần, chúng có thể đặt cái miếng chính xác ở đâu, hoặc chúng có thể đặt miếng đó ở đâu nếu như nó không khớp, bằng cách đó tập các kỹ năng phản ánh và lên kế hoạch của trẻ.
Trò chơi tưởng tượng
Trẻ em đang bắt đầu phát triển khả năng cho trò chơi tưởng tượng đơn giản. Thông thường, trẻ em bắt chước các hành động của người lớn sử dụng những vật mà chúng có sẵn (như là việc quét với một cái chổi hoặc làm bộ như đang nấu với một cái nồi). Khi trẻ đến độ tuổi này, những hành động đó sẽ không là bắt chước một cách đơn thuần, nhưng có thể được duy trì và đưa ra các dấu hiệu của các cốt truyện tưởng tượng đơn giản. Ví dụ, sau khi “nấu ăn” trong nồi, trẻ sẽ đặt cái nồi lên bàn và làm bộ ăn.
- Hỏi trẻ những câu hỏi về việc chúng đang làm điều gì. Tường thuật những điều mà bạn thấy diễn ra.
- Chơi cùng với trẻ, và để cho bé chỉ đạo trò chơi. Cho trẻ cơ hội để nói cho bạn về vai trò nào mà bạn nên đóng và bạn nên làm nó như thế nào. Điều chỉnh hành vi của những người khác là một cách quan trọng để trẻ em phát triển các kỹ năng tự điều chỉnh của chúng.
- Cung cấp một sự đa dạng về các đồ dùng trong nhà quen thuộc, các đồ chơi, và các vật dụng quần áo để khuyến khích trò chơi tưởng tượng của trẻ em.
Nội dung bài viết tiếng Anh: xem tại đây